→ chưa xong
Về mặt bản thể, có thể hiểu ngôn ngữ như một hệ thống bao gồm các loại đơn vị và các quy tắc ngữ pháp, tồn tại tiềm tàng trong mọi bộ óc của một cộng đồng người.
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội:
Ngôn ngữ như một cơ thể sinh vật, tồn tại và phát triển hoàn toàn theo quy luật tự nhiên. Nghĩa là tiếng nói của con người ở mọi nơi, mọi lúc đều phải tuần tự trải qua một quá trình phát sinh, trưởng thành, thịnh vượng, suy tàn và mất đi. Một số người khác thì lại coi ngôn ngữ như các thuộc tính bản năng sinh vật ở con người, cũng giống như các hoạt động bản năng khác như: ăn, cười, khóc, chạy,... Mọi đứa trẻ khi cất tiếng chào đời đều là những âm giống nhau (oa oa, pa pa, ma ma,...) được coi là bản năng ngôn ngữ. Tuy nhiên đây là kết luận nhầm lẫn, đánh đồng giữa hiện tượng và bản chất. Những thuộc tính bản năng sinh vật như khóc, cười, chạy,... có thể nảy sinh và phát triển ở bên ngoài xã hội, ở trạng thái đơn lập, tách biệt khỏi thế giới loài người. Nhưng ngôn ngữn thì hoàn toàn không thể có được trong điều kiện như vậy.
Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu: con người muốn sống, tồn tại và phát triển cần phải có sự liên hệ giao tiếp.
Như vậy, ngôn ngữ hình thày và tồn tại trong ý thức của con người không phải do bẩm sinh như các thuộc tính bản năng khác mà do từ bên ngoài vào, do cộng đồng những người nói ngôn ngữ đó và cá nhân nói ngôn ngữ đó từ thuở nhỏ.
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu:
Tín hiệu (bao gồm tín hiệu tự nhiên & tin hiệu nhân tạo) là những dậu hiệu vật chất có chứa đựng nội dung thông tin, truyền đạt thông tin. Mọi dấu hiệu vật chất (vật thể) đều có tiềm năng trở thành tín hiệu. Nhưng không phải mọi dấu hiệu vật chất đều là tín hiệu. Trong các hệ thống tín hiệu nhân tạo, người ta chia thành hai loại là tín hiệu ngôn ngữ (verbal signals) - những vật chất âm thanh có nghĩa dùng làm phương tiện giao tiếp - và tín hiệu phi ngôn ngữ (non-verbal signals).
Hệ thống tín hiệu của ngôn ngữ có tính võ đoán vì giữa từ và đối tượng mà nó biểu thị không có mối liên quan bên trong nào. Do tính võ đoán của tính hiệu ngôn ngữ nên hai mặt (cái biểu đạt và cái được biểu đạt) trong tín hiệu ngôn ngữ khác với hệ thống tín hiệu khác, không có sự tương ứng 1=1. Trong hệ thống tín hiệu ngôn ngữ, một cái biểu đạt có thể tương ứng với nhiều cái đượt biểu đạt và ngược lại, một cái được biểu đạt có thể tương ứng với nhiều cái biểu đạt.
Các tín hiệu ngôn ngữ khi tham gia vào quá trình giao tiếp, truyền đạt thông tin luôn luôn thể hiện theo trật tự tuyến tính (tính hình tuyến). Khác với các hệ thống tín hiệu khác, các tín hiệu ngôn ngữ luôn sắp xếp tuần tự theo một trật tự nhất định trong không gian (khi viết) và trong thời gian (khi nói).
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phứ tạp bao gồm các yếu tố đồng loại và không đồng loại, với số lượng không xác định - tính phức tạp và đa dạng.
Các hệ thống tín hiệu nhân tạo khác chỉ có giá trị đồng đại, nghĩa là được sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu nào đó của con người trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Ngôn ngữ luôn là sản phẩm của quá khứ để lại được hình thành tỏng lịch sử. Do đó, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp và tư duy của những người cùng thời mà còn là phương tiện giao tiếp và tư duy của những người thuộc các thời đại khác nhau. Do đó hệ thống tín hiệu của ngôn ngữ còn có giá trị lịch đại.